BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG AXIT LOẠI 2

 

 

Câu 1 và 2: Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại.

Câu 1: Khối lượng muối trong B là

A. 65,34g.                    B. 48,60g.                                C.  54,92g.                               D. 38,50g.

Câu 2: Giá trị của a là

A. 3,2.             B. 1,6.                          C. 2,4.                         D. 1,2.

Câu 3: Hoà tan 23,4 gam G gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

            A. 153,0.                     B. 95,8.                        C. 88,2.                                   D. 75,8.

Câu 4 và 5: Cho 18,2 gam  hỗn hợp A gồm Al, Cu vào 100 ml dung dịch B chứa HNO3 2M và H2SO412M và đun nóng thu được dung dịch C và 8,96 lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO và SO2, tỉ khối của D so với H2 là 23,5.

Câu 4: Khối lượng của Al trong 18,2 gam A là

A. 2,7g.                        B. 5,4g.                                    C. 8,1g.                        D. 10,8g.

Câu 5: Tổng khối lượng chất tan trong C là

A. 66,2 g.                     B. 129,6g.                                C. 96,8g.                      D. 115,2g.

Câu 6: Hoà tan 3gam hỗn hợp A gồm kim loại R hoá trị 1 và kim loại M hoá trị 2 vừa đủ vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 và đun nóng, thu được 2,94 gam hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2.Thể tích của B là 1,344 lít (đktc). Khối lượng muối khan thu được là

            A. 6,36g.                      B. 7,06g.                                  C. 10,56g.                    D. 12,26g.

Câu 7: Cho 11,28 gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch B gồm HNO3 1M và H2SO4 0,2M thu được khí NO duy nhất và dung dịch C chứa m gam chất tan. Giá trị của m là

A. 19,34.                     B. 15,12.                                  C. 23,18.                     D. 27,52.

Câu 8 và 9: Dung dịch A chứa a mol HCl và b mol HNO3. Cho A tác dụng với một lượng vừa đủ m gam Al thu được dung dịch B và 7,84 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm NO, N2O và H2 có tỷ khối so với H2 là 8,5. Trộn C với một lượng O2 vừa đủ và đun nóng cho phản ứng hoàn toàn, rồi dẫn khí thu được qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại 0,56 lít khí (đktc) thoát ra .

Câu 8: Giá trị của a và b tương ứng là

            A. 0,1 và 2.                  B. 2 và 0,1.                              C. 1 và 0,2.                  D. 0,2 và 1.

Câu 9: Giá trị của m là

            A. 2,7.             B. 5,4.                          C. 18,0.                       D. 9,0.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là

            A. 6,72.                       B. 8,96.                                    C. 11,20.                     D. 13,44.

Câu 11: Hoà tan 32g kim loại M trong dd HNO3dư thu được 8,96lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Kim loại M là

            A. Mg.             B. Al.                                       C. Fe.                          D. Cu.

Câu 12: Cho 9,9 gam hỗn hợp gồm một kim loại M hóa trị 2 và một kim loại R hóa trị 3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và 11,2 lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO có tỷ khối so với H2 là 19,8. Khối lượng muối trong dung dịch A là

            A. 65,7g.                      B. 40,9g.                                  C. 96,7g.                      D. 70,8g.

Câu 13 và 14: Chia 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 kim loại M có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 1,568lít khí H2(đktc). Phần 2 hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng được 1,344 lít khí NO duy nhất (đktc).

Câu 13: Kim loại M là

A. Mg.             B. Al.                                       C. Zn.                          D. Ca.

Câu 14: Phần trăm khối lượng của Fe trong A là

            A. 80,576%.                B. 19,424%.                            C. 40,288%.                D. 59.712%.

Câu 15 và 16: Cho a gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 30% về khối lượng) tác dụng với  dung dịch chứa 0,69 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,75a gam chất rắn A, dung dịch  B và 6,048 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO2và NO.

Câu 15: Khối lượng muối trong dung dịch B là

                A. 50,82g.                             B. 37,80g.                                              C. 40,04g.                             D. 62,50g.

Câu 16: Giá trị của a là

            A. 47,04.                     B. 39,20.                                  C. 30,28.                     D. 42,03.

Câu 17: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn trong V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 1,68lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là

            A. 0,42.                       B. 0,84.                                    C. 0,48.                       D. 0,24.

Câu 18 và 19: Hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 14,25g chất rắn khan A. Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít khí Y (đktc), cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 23 gam chất rắn khan B.

Câu 18: Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là

            A. 10,64%.                  B. 89,36%.                              C. 44,68%.                  D. 55,32%.

Câu 19: Công thức phân tử của Y là

            A. NO2.                       B. NO.                         C. N2O.                       D. N2.

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 13,68 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,568 lít khí N2O (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

            A. 48,40.                     B. 31,04.                                  C. 57,08.                     D. 62,70.

Câu 21: Chia 14,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2(đktc). Phần 2 nung trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

            A. 17,2.                       B. 16,0.                                    C. 9,8.             D. 8,6.

Câu 22: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

            A. 7,84.                       B. 4,78.                                    C. 5,80.                       D. 6,82.

Câu 23: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn X gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được dung dịch Y chứa 39,99 gam muối và 7,168 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là

            A. 20,15.                     B. 30,07.                                  C. 32,28.                     D. 19,84.

Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 19,33 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Pb trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,376 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

            A. 63,97.                     B. 25,09.                                  C. 30,85.                     D. 40,02.

Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 14,0 gam Fe trong 400ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch X chứa m gam muối và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

            A. 48,4.                       B. 60,5.                                    C. 51,2.                       D. 54,0.

Câu 26: Chia hỗn hợp X gồm Na, Mg và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí N2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

            A. 4,48.                       B. 5,6.                          C. 13,44.                     D. 11,2.

Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là

            A. Mg.             B. Al.                                       C. Fe.                          D. Cu.

Câu 28 (B-07): Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2

            A. V2 = V1.                  B. V2 = 2,5V1.             C. V2 = 2V1.                D. V2 = 1,5V1.

5 bình luận

  1. câu 19 mần năng?giúp với

    • tu ket qua cau a ta co so mol cac chat lan luot la Mg, MgO: 0,14 va 0,1
      =>muoi Mg(NO3)2 tao ra la 22,2 gam
      de cho 23 gam => co tao ra NH4NO3 voi kluong la 0,8 gam=>so mol la 0,01 mol
      ap dung dluat btoan so electron ta co: so mol electron Mg cho= so mol electron N trong (HNO3) nhan de tao thanh khi Y va NH4+
      0,14*2=a+ 8*0,01 (2 la so electron ma Mg cho, 8 la so elec tron ma N nhan de tu N+5 trong axit xuong N-3 trong NH4+)
      =>a=0,06
      ta lai co khi Y voi so mol la 0,02
      => so electron nhan de tao thah khi Y la 0,06:0,02=3
      vay N tu +5 xuong N +2
      vay khi Y la NO

  2. bai nay dễ quá!

  3. nếu cho kim loại tác dung vơi dd hcl sau pan ứng khối lượng d d tăng lên thi lam thế nao nhỉ mọi người

  4. e cần mọi người giúp e giải bài hóa khi cho hỗn hợp kim loại td với hh axit hcl và h2so4. ví dụ: cho hỗn hợp 2 kl fe và mg td với 400 ml dd gồm hcl 1M và H2SO4 0.4M sau fan ứng thoát ra V l khí h2 và dung dịch X .BIẾT X td hết với 11 g caco3.xd V l khí h2?
    if a giải đc giúp e xin liên hệ với e qua địa chỉ mail tren xin cảm ơn.

Gửi phản hồi cho alamanda Hủy trả lời