Bài tập sự điện li-tt

CÂU 36:

a)      Lấy 400ml dung dịch hỗn hợp hai axit HCl và HBr hòa tan một lượng quặng dolomit thu được V lit khí ở đktc. Cho toàn bộ khí qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 20g kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun sôi dung dịch nước lọc thì thu được 10g kết tủa nữa. Tính pH dung dịch axit ban đầu và khối lượng dolomit 25% tạp chất.

b)      Cho V/2 lit khí ở trên vào 34,2g dung dịch Ba(OH)2 5%. Tính C% dung dịch thu được.

CÂU 37: Hòa tan Fe trong dung dịch HNO3 loãng, lạnh thu được dung dịch A và hỗn hợp đẳng mol B gồm hai khí, dB/hidro=11,5. Thêm NaOH vào dung dịch sau phản ứng chỉ thu được một kết tủa trắng ánh lục hóa nâu đỏ trong không khí. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

CÂU 38: Từ FeS2, Ca3(PO4)2, K2CO3, không khí, than , xúc tác và điều kiện có đủ, điều chế: supephotphat đơn, supephotphat kép, ure, kali nitrat, amophot, sắt.

CÂU 39: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra khi:

a)      Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 đặc.

b)      Cho Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch B.

c)      Cho Fe vào dung dịch B chỉ thu được dung dịch C. Cho ddKOH từ từ vào dung dịch C.

CÂU 40: Hãy  chọn bốn dung dịch mỗi dung dịch chứa hai ion trong số các ion sau (không trùng lặp): SO42 – , NO3, CO32 – , Cl, K+, Ba2+, Mg2+, Pb2+.

CÂU 41: Nhận biết các lọ mất nhãn sau:

a)      Chỉ dùng một thuốc thử : (NH4)2SO4, K2SO4, NaCl, NH4Cl.

b)      Chỉ dùng quì tím : NaOH, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2, NaCl.

c)      CO2, SO2, SO3, N2, CO.

CÂU 42: Trộn dung dịch có pH=5 với dung dịch có pH=8 theo tỉ lệ nào thì thu được dung dịch có pH=6.

CÂU 43: Viết phương trình phản ứng nhiệt phân: CaCO3, NH4Cl, Na2SO4, KCl, NaHCO3, Ca(NO3)2, Hg(NO3)2.

CÂU 45: Để trung hòa 100ml dung dịch (HNO3 + H2SO4) cần 40ml dung dịch KOH 0,5M. Nếu lấy một lit dung dịch axit trên đem trung hòa bằng NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 15,32g muối khan.

a)      Tính pH dung dịch axit và nồng độ mỗi axit trong dung dịch.

b)      Để trung hòa 50ml dung dịch axit cần bao nhiêu ml dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 2M ?

CÂU 46: Dẫn 600g hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ 1:1 về thể tích qua bột Pt nung nóng, có 30% hidro bị phản ứng.

a)      Xác định phần trăm hỗn hợp khí sau phản ứng.

b)      Lấy toàn bộ lượng NH3 thu được đi điều chế HNO3, tính thể tích dung dịch HNO3 50% (D=1,42g/ml) thu được. Biết hiệu suất quá trình là 80%.

CÂU 47: Hòa tan hết muối sunfit của kim loại hóa trị II bằng dung dịch  HCl vừa đủ thu được dung dịch A. Thêm  Na2CO3.10H2O cho đến khi thu được kết tủa cực đại, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 30,6g chất rắn và 4,48 lit CO2 ở đktc.

a)      Xác định kim loại.

b)      Tính thể tích dung dịch HCl 20% (D=1,2g/ml) và lượng Na2CO3.10H2O đã dùng.

CÂU 48: Thêm dung dịch HCl 0,5M vào 100ml dung dịch hai muối Na2CO3 , NaHCO3 đến khi hết sủi bọt khí thu được 3,36 lit khí ở đktc. Cô cạn 50ml dung dịch hai muối trên thu được 14,4g Na2CO3.10H2O.

a)      Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch.

b)      Tính thể tích dung dịch HCl biết đã dùng dư 10%.

c)      Thêm phenolphtalein vào dung dịch muối thì có hiện tượng gì?

CÂU 49: Hòa tan 40,25g ZnSO4 vào nước thu được 400ml dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 5M tối thiểu cần cho vào 200ml dung dịch A để thu được kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất.

CÂU 50: Cho 2,24 lit NH3 ở đktc qua 16g CuO đun nóng thu được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính số mol sản phẩm thu được?

CÂU 51: Nung 24,2g muối nitrat đến khối lượng không đổi thu được 8g oxit kim loại. Xác định công thức muối.

CÂU 52: Chỉ dùng thêm một hóa chất nhận biết các chất mất nhãn sau:

                Na2SO4, CaCO3, FeS, BaSO4, ZnS, HgI2, PbI2, CuSO4,Fe(OH)3.

CÂU 53:

a)      Chỉ dùng một hóa chất hãy phân biệt Fe2O3, Fe3O4.

b)      So sánh pH của các dung dịch có cùng nồng độ : NH3, NaOH, Ba(OH)2. Giải thích.

c)      Cho hai dung dịch H2SO4 có pH=2 và pH=1. Thêm 100ml dung dịch KOH 0,1M vào 100ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/lit mỗi dung dịch thu được.

CÂU 54: Cho 18,5g hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit NO duy nhất ở đktc, dung dịch Z1 và còn lại 1,46g kim loại.

a)      Tính nồng độ mol/lit của dung dịch HNO3.

b)      Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1.

CÂU 55: Cho phương trình:

                                 M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O

a)      Hãy cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng e.

b)      Với giá trị nào của x phản ứng trên là phản ứng oxi hóa khử.

CÂU 56: Tính pH của dung dịch axit yếu HX 0,01M có pKa = 6.

CÂU 57: Cho 13,5 g bột nhôm phản ứng hết với 300 ml dung dịch HNO3 8M thu được dung dịch X và khí NO. Thêm 200ml dung dịch KOH 22,4% (D = 1.2 g/ml) vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.

CÂU 58:a) Viết công thức cấu tạo của H3PO4 và H3PO3và phương trình điện li của hai axit này.

b) Trộn hai axit trên theo tỉ lệ 1:1 về khối lượng thu được 18 g hỗn hợp. Tính khối lượng dung dịch NaOH 20% cần trung hòa hỗn hợp trên.

CÂU 59:Khử m g quặng photphorit 96% tinh chất bằng C ở nhiệt độ cao với hiệu suất 80%. Lượng photpho thu được điều chế được 1kg dung dịch H3PO4 19,6%. Tính m.

CÂU 60: Từ quặng apatit hãy viết các phương trình điều chế P; PH3; Zn3P2; P2O5.

CÂU 61: Nêu các qui luật biến thiên tính chất của các đơn chất cũng như hợp chất trong phân nhóm chính. Minh họa bằng các nhóm IVA; VA.

CÂU 62: So sánh kim cương và than chì.

CÂU 63: Nêu thành phần và phản ứng của thuốc nổ đen, thuốc ở đầu que diêm.

CÂU 64:Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch chứa đồng thời Na2CO3 và KHCO3 khi có khí bắt đầu thoát ra thì dùng hết 0,5 lit; khi vừa hết bọt khí thì dùng hết 1,2 lit. Tính CM của mỗi muối trong dung dịch ban đầu.

CÂU 65: Tại sao SiH4 kém bền hơn CH4? Nêu ứng dụng của các muối silicat.

CÂU 66: Cho 100ml dung dịch A chứa Na2CO3 1M và K2CO3 1,5M phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch B chứa MCl2 và NCl2 thu được 23,4 g kết tủa. Xác định M, N biết chúng là kim loại IIA thuộc 2 chu kì kế tiếp.

CÂU 67: Để 10,08 g Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam 4 chất rắn, hòa tan hết lượng chất rắn này trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lit NO ở đktc. Tính m.

CÂU 68: Cho 5,5 g hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn B, hòa tan B trong HCl dư thu được dung dịch C, thêm KOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa D, nung D đến khối lượng không đổi thì thấy khối lượng chất này giảm 0,18 g. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

CÂU 69: Viết phương trình oxi hóa FeSO4 bằng KMnO4; K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4. (Dưới dạng phân tử và ion rút gọn.)

CÂU 70: Lập công thức tính độ điện li, nồng độ H+, pH của dung dịch axit yếu HA có nồng độ C mol/lit và hằng số cân bằng phân li là Ka.

CÂU 71: Hòa tan hỗn hợp 3 kim loại kiềm trong nước thu được 500 ml dung dịch A và 17,92 lit khí ở 273oC; 2at. Tính pH dung dịch thu được.

CÂU 72: Cho m g Na vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Cho từ từ Fe2(SO4)3 vào dung dịch A thu được kết tủa B, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 g chất rắn. Tính m.

CÂU 73: Lấy 10 ml dung dịch NH4Cl 0,1M rồi thêm vài giọt phenolphtalein, thêm tiếp 10ml dung dịch NaOH 0,1M vào, khuấy đều, đun sôi. Mô tả và giải thích hiện tượng.

CÂU 74: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:

a) Thêm từ từ ddCa(OH)vào ddH3PO4 sau đó lại thêm từ từ dung dịch HCl vào.

b) Cho HCl vào ddNa2SiO3, lọc kết tủa và nung, ngâm chất rắn thu được trong ddHF.

CÂU 75:

a) Trộn 10 lit NO với 50 lit không khí (20% O2). Tính thể tích khí thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

b) Đun 150 lit hỗn hợp H2 và N2 (tỉ lệ 3:1 về thể tích) thu được 140 lit hỗn hợp. Tính hiệu suất. 

2 bình luận

  1. sao khong co dap an? biet lamdung hay sai

  2. thầy post đáp án(hướng dẩn ) giùm em đi

Bình luận về bài viết này