Bai tap chuong he thong tuan hoan

Câu 1 : Cho hai nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là:

+ Nguyên tử X :  1s22s22p63s2

+ Nguyên tử Y : 1s22s22p63s23p63d34s2

–         X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Giải thích

–         Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học? Có cùng chu kì không?.

Câu 2 :Nguyên tố X ở chu kì 3,nhóm VA của bảng tuần hoàn.

a) Viết cấu hình electron của X.

b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng nhóm thuộc hai chu kì kế tiếp ( trên và dưới ) . Giải thích tại sao lại viết được như vậy.

Câu 3 : Cho nguyên tố X có Z = 30

a)Viết cấu hình  electron nguyên tử X

b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng chu kì,thuộc hai nhóm liên tiếp (trước và sau) với nguyên tố X và hãy giải thích vì sao lại viết được như vậy.

Câu 4 : Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH.

Câu 5 : Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37.

a)Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB .

b)Xác định vị trí của A, B trong bảng TH .Cho biết A,B là kim loại ,phi kim,hay khí hiếm?

Câu 6 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tịm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH.

Câu 7 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224  lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó.

Câu 8 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M.

Câu 9 : A là nguyên tố ở chu kì 3.Hợp chất của A với cacbon chứa 25 % cacbon về khối lượng ,và khối lượng phân tủ của hợp chất là 144 u.Định tên nguyên tố A,công thức phân tử của hợp chất .

Câu 10 : Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60%  oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit.

Câu 11 : Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.

Câu 12 : Hợp chất A có công thức MXx trong đó M chiếm 46,67% khối lượng (M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3). Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, còn X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton của A là 58. Xác định M,X,A.

Câu 13 : X và Y là 2 nguyên tố đều có hợp chất khí với H là XHa và YHa . Khối lượng mol chất nầy gấp 2 lần khối lượng mol chất kia. Khối lượng phân tử 2 oxit cao nhất của X và Y (X2Ob và Y2Ob) hơn kém nhau 34 u.

a)X,Y là kim loại hay phi kim.

b)Xác định tên X,Y và công thức phân tử các hợp chất của X,Y.

Câu 14 : Tổng số hạt mang điện trong ion AB32– bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố A,B. Viết cấu hình electron của 2 nguyên tử A,B. Xác định vị trí nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 15 : X,Y là 2 halogen (thuộc nhóm VIIA) ở 2 chu kì liên tiếp . Hòa tan 16,15 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư  thu được 33,15 gam kết tủa. Xác định tên của X,Y  và phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

Câu 16 : Hợp chất M tạo thành từ cation X+ và anion Y3–. mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên.Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y3–  là 47. Hai nguyên tố trong Y3– thuộc 2 chu kì liên tiếp có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Hãy xác định công thức hóa học của M.

Câu 17 : X,Y là 2 nguyên tố cùng 1 nhóm A thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn.

Tổng số hạt proton, electron và nơtron trong Y là 55 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 1,75 lần. Hãy xác định số hiệu nguyên tử X,Y và số khối của Y.

Câu 18 : A,B,X là 3 nguyên tố phi kim .Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong phân từ AX2 là 52. Số hạt mang điện của AY2 nhiều hơn số hạt mang điện của AX2 là 28 hạt. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 28  trong đó số hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện.

a)Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y.

b)Xác định vị trí của A,B,X trong bảng tuần hoàn.

Câu 19 : Có hợp chất MX3 trong đó :

–Tổng số proton, nơtron, elctron là 196.

–Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.

–Số khối của M nhỏ hơn số khối của X là 8.

–Tổng số proton, nơtron, elctron trong X nhiều hơn trong ion M3+ là 16.

Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn

Câu 20 : X,Y,Z là 3 nguyên tố phi kim lần lượt ở nhóm VA, VIA, VIIA. Oxit cao nhất của X có số hạt mang điện gấp 2,5 lần số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y. Số hạt mang điện của oxit cao nhất của Z nhiều hơn lần số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y là 28. Số hạt mang điện của 3 nguyên tử X,Y,Z bằng số hạt mang điện của oxit cao nhất của Y. Xác định số thứ tự của X,Y,Z

26 bình luận

  1. thầy ơi cho e hỏi bài hóa
    cho 2 hợp chất a và b . a thuộc chu kỳ 3 , b thuộc chu kỳ 4 , a mang điện tích âm , b mang điện tích dương . câu hỏi : vì sao phan đình tùng ko có tóc

  2. thay ơi..cho em hỏi..ktra 1tiet cai chuong nay, thuoc hoa 10 nang cao..thi em can tap trung vao nhung dang bai tap loai nao ạ?

  3. bài số 20 phần tự luận , mong Thầy giải giúp.

  4. bài số 20 mong admin giải giúp

  5. Thưa thầy!Bài số 11 giải thế nào ạ?

  6. tao sao khong co phan loi giai hay goi y gi nhi

  7. pạn xem.nếu số z=18 thì cấu hình là như thế này :1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Tổng cộng là 3 lớp.mà stt chu kì = số lớp, nên ck =3. Còn nếu số z=19 thì cấu hình là:1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 .z thì có 4 lớp.nên chu kì 4

  8. thế này nhé. Hai ntố a và b ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong htth. B thuộc thuộc nhóm 5a. Ở trạg thái đơn chất, a và b không phản ứng với nhau. Tổng số p trong hạt nhân nguyên tử a và b là 23. Viết cấu hình của a và b. Từ đơn chất a,b và các hóa chất cần thiết,hãy viết các phương trình phản ứng điều chế 2 axit trong đó a và b có số oxi hóa dương cao nhất .z thuj

  9. có ai giải giúp mình bài này không?

  10. con cần có phần giải thưa thầy

  11. Thưa thầy, con có một bài tập về nhà như zầy mà con ko bít làm: Cho hai nguyên tố A,B ở hai chu kì liên tiếp thuộc cùng một nhóm. Có tổng số P là 18. Xác định vị trí của chúng trong BTH. Con phải làm sao??????????

  12. thưa thầy không có phần giải ạ?

  13. Thưa thầy! xin thầy giúp em bài tập 4 trang 44 trong sách giáo khoa Hoá Học 10 nâng cao.
    Đề bài là: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z =18 và Z = 19. Tại sao nguyên tố có Z = 18 ở chu kỳ 3, còn nguyên tố có Z = 19 lại ở chu kỳ 4.

    mong thầy và mọi người giúp đỡ. Em cảm ơn nhiều!

  14. co ai giai mau giup e voi

  15. Kim loại điển hình, phi kim điển hình phải hội đủ những yếu tố nào ?
    Ngoài nhóm IA , thì ở nhóm khác có kim loại điển hình không ?
    Ngoài nhóm VIIA, thì phi kim điển hình có xuất hiện ở các nhóm khác ? Vì dụ : O2 hoặc N2 ?
    Rất mong thầy hướng dẫn.

    • chúng ta đã dùng 2 từ “điển hình”, vậy đó phải là chứa những cái thuộc về bản chất tốt nhất. ví dụ như kim loại thì phại thể hiện tính kim loại mạnh nhất, phi kim phải thể hiện tính phi kim mạnh nhất. do đó chúng ta chỉ có kloai điển hình là nhóm IA, tương tự cho phi kim là nhóm VIIA.

      • Thưa thầy, Dãy hoạt động hóa học kim loại hiện nay Ca xếp trước Na . Ba chắc hoạt động không kém Li. Vậy chúng có được xếp vào nhóm KL điển hình không ? O có độ âm điện chỉ kém F. Vậy O có được xếp vào nhóm PK điển hình không ?
        Rắc rối quá, rất mong thầy hướng dẫn.

      • Hóa học là môn học lý thuyết và thực nghiệm, có những điều không thể dùng lý thuyết giải thích được. Dãy điện hóa là từ các dữ kiện thực nghiệm mà ta có được, còn xét các phi kim và kim loại điển hình từ lý thuyết mà xét.
        còn về độ âm điện ko đặc trưng cho tính phi kim mạnh hay yếu, do độ âm điện có thể thay đổi khi nguyên tố đó liên kết lần lượt với 2 nguyên tố khác nhau.

  16. cho em hỏi bài này nha, em ko biết đề bài tác giả ra có thiếu ko …
    A và B thuộc phân nhóm chính, A thuộc nhóm 6A, A và B có tổng số proton là 25, tìm A và B.
    Em giải ra 2 nghiệm, nghiệm 1 là O và Cl, nghiệm 2 là S và F nhưng ko biết có đúng ko, em thì nghĩ là đề cho thiếu dữ kiện gì đó, trả lời nhanh cho em nha, em cảm ơn nhiều lắm…………

    • Nếu đúng là đề như thế thì em ra 2 nghiệm đó là chính xác rồi, anh nghĩ là đề không thiếu đâu, có thể người ra đề muốn em nắm rõ các nguyên tố trong 2 nhóm VI A, VII A thôi à. Chúc em học tốt.

  17. Bài tập không có đáp án thì giải xong làm thế nào. Chỉ cho tôi phải lấy đáp án ở đâu. Cảm ơn

Gửi phản hồi cho thanh nhut Hủy trả lời